Doanh nghiệp dệt may: Bứt tốc đón đầu TPP

Ngày Đăng : 11/05/2016 - 10:56 AM
Theo thống kê 6 doanh nghiệp dệt may đang niêm yết trên sàn chứng khoán trong quý II năm nay chứng kiến sự tăng trưởng mạnh cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.

Doanh nghiệp dệt may: Bứt tốc đón đầu TPP

Theo thống kê 6 doanh nghiệp dệt may đang niêm yết trên sàn chứng khoán trong quý II năm nay chứng kiến sự tăng trưởng mạnh cả về doanh thu lẫn lợi nhuận. 

 

Doanh nghiệp dệt may: Bứt tốc đón đầu TPP

Ảnh minh họa.

 

Dệt may được đánh giá là một trong những ngành sẽ được hưởng lợi nhiều nhất một khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.
Hiện tại, hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam là Mỹ và EU. Với lợi thế cạnh tranh lớn về chất lượng trong khi giá cả phải chăng, hàng dệt may Việt Nam không ngừng mở rộng thị trường trong những năm qua. Đặc biệt, khi TPP được kế kết, các sản phẩm "Made in Vietnam" sẽ được giảm thuế xuống 0% thay vì từ mức 7-32% (tùy mặt hàng) khi vào Mỹ như hiện nay.
 
Tuy nhiên, muốn được hưởng ưu đãi này, dệt may Việt Nam cần phải giải quyết một vấn đề khá nan giải về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu.
Nguyên nhân là do trong TPP có đưa ra điều kiện nguồn gốc nguyên vật liệu “từ sợi trở đi”. Theo đó, TPP yêu cầu  sợi, vải và các bước sản xuất may ráp quần áo phải được hoàn thành trong khu vực FTA để đáp ứng yêu cầu vào Mỹ miễn thuế. 
 
Quy định này sẽ gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may. 
 
Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu sản phẩm dệt may lớn thứ hai vào thị trường Mỹ, tổng giá trị hàng dệt may xuất khẩu năm 2014 lên tới 13 tỷ USD. Tuy nhiên mỗi năm Việt Nam nhập khẩu 4,7 tỷ USD nguyên liệu dệt may, tương đương một nửa tổng giá trị nhập khẩu, từ Trung Quốc. Nếu phải độc lập nguồn nguyên liệu, Việt Nam chỉ sản xuất được 20% tổng sản lượng sản phẩm dệt may cần để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Do vậy, việc tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu mới đang khiến không ít các doanh nghiệp phải đau đầu.
 
Dệt may bứt tốc chờ TPP
 
Xác định con đường đến TPP không "trải hoa hồng", nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm ra các phương án kinh doanh mới nhằm đón đầu những lợi thế mà TPP sẽ mang lại và đã mang lại một số kết quả tốt. 
 
Theo thống kê 6 doanh nghiệp dệt may đang niêm yết trên sàn chứng khoán trong quý II năm nay chứng kiến sự tăng trưởng mạnh cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.
 

 
Cụ thể, tổng doanh thu thuần của 6 doanh nghiệp dệt may kỳ này đạt gần 1.828 tỷ đồng, tăng 20,74% so với cùng kỳ 2014. Tổng lợi nhuận sau thuế tăng tới 29%, đạt gần 110  tỷ đồng.
 
CTCP Dệt may Đầu tư thương mại Thành Công (mã TCM) tiếp tục là doanh nghiệp đầu ngành với doanh thu và lợi nhuận cao nhất. Cụ thể, kết thúc quý II/2015, TCM đạt doanh thu thuần gần 730 tỷ đồng, tăng 9,96% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận sau thuế đạt gần 53 tỷ đồng, tăng 13,4%. Được biết, hiện TCM đang đầu tư mới nhà máy đan – nhuộm – may có công suất tương đương hiện nay với tổng đầu tư lên tới 30 triệu USD trong giai đoạn 2014-2017.
 
Trong khi đó, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG) lại là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận mạnh nhất trong 6 doanh nghiệp dệt may niêm yết.
 
Trong kỳ qua, TNG đạt doanh thu thuần hơn 500 tỷ đồng, tăng tới 56% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 16 tỷ đồng, tăng 42%.
 
Theo thông tin từ TNG, để đón đầu TPP, TNG sẽ đầu tư tăng tỷ lệ nội địa hoá. Trong tháng 6 vừa qua, dây chuyền sản xuất bông tấm trị giá hơn 40 tỷ đồng đặt tại Nhà máy của Chi nhánh Bông thuộc Công ty CP Đầu tư và Thương mại (TNG) đã chính thức vận hành.
 

 
Dây chuyền sản xuất bông tấm mới được đầu tư là dây chuyền hiện đại có công suất tối đa cao hơn gấp 3 lần so với dây chuyền sản xuất bông tấm hiện có của nhà máy. Khi dây chuyền này đi vào hoạt động sẽ nâng tổng số dây chuyền sản xuất bông lên 4 dây chuyền, trong đó có 2 dây chuyền sản xuất bông tấm, 1 dây chuyền sản xuất bông hạt, 1 dây chuyền sản xuất bông xước và hệ thống máy móc gồm 10 máy trần bông, 15 máy thêu.
 
Ngoài việc cung ứng bông phục vụ sản xuất của công ty, hắng năm, chi nhánh Bông còn cung cấp cho các nhà máy may ở trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên như: Hà Nội, Bắc Giang… với giá trị sản xuất bằng khoảng 20% tổng giá trị sản xuất của chi nhánh.
 
CTCP Everpia Việt Nam (EVE) kỳ này cũng có sự tăng trưởng mạnh khi doanh thu thuần tăng 14%, lợi nhuận tăng 19,4% so với cùng kỳ. 
 
Ngược lại những đơn vị trên, NPS và TET lại khá chật vật. Trong khi CTCP May Phú Thịnh - Nhà Bè (mã NPS) èo uột với mức lãi vỏn vẹn 61 triệu đồng (giảm gần 92% so với cùng kỳ) thì CTCP Vải sợi may mặc miền Bắc (mã TET) cũng không khá khẩm hơn mấy khi chỉ lãi 117 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm trước, công ty báo lãi 3 tỷ đồng.
 
Đón đầu sóng FDI, hàng loạt các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt rót vốn xây dựng nhà máy tại Việt Nam, do đó, việc một số doanh nghiệp chuyên gia công như NPS hay TET gặp khó khăn là điều không mấy khó hiểu. Tuy nhiên, nhìn chung, bức tranh ngành dệt may Việt Nam trong quý II/2015 và 6 tháng đầu năm vẫn khá sáng lạn. Đây là một báo hiệu tốt, cho thấy các doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng đón chờ TPP.
 
Nguồn: bizlive.vn
Hỗ trợ khách hàng : Mr. Truong - 0903 232 737; Ms. Tuyết - 0937 542 097 ; Ms. Kim Phượng - 0971 335 750